Những ghi chép đầu tiên Tiểu_quốc_J'rai

Năm 1446, quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Trịnh Khả, Lê Thụ và Lê Khắc Phục đã tấn công Chăm Pa. Cuộc tấn công kết thúc thắng lợi và thành Vijaya mà người Việt thời Lê gọi là thành Chà Bàn (hay Đồ Bàn) rơi vào tay quân Việt. Quân Việt cũng bắt sống vua Chăm là Bí Cai (Bichai) và mang về Thăng Long cùng với nhiều phi tần.Năm 1470, quân Đại Việt do vua Lê Thánh Tông trực tiếp chỉ huy lại tấn công Chăm Pa. Quân Đại Việt lúc này đã rất mạnh và có tổ chức tốt. Ngược lại quân Chăm rất yếu và thiếu tính tổ chức. Quân Việt nhanh chóng tiến lên đánh bại quân Chăm và bao vây thành Vijaya. Thành Vijaya thất thủ vào ngày 2 tháng 3 năm 1471 sau bốn ngày giao tranh.Vua Cham Pa là Trà Toàn bị bắt sống và chết trên đường trở về Thăng Long. Ít nhất hơn 60.000 người Chămpa bị quân Việt giết trả thù và 30.000 bị bắt làm nô lệ cho quân Đại Việt. Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn. Sau chiến thắng vua Lê Thánh Tông đã sáp nhập các địa khu Amaravati và Vijaya và lập nên thừa tuyên Quảng Nam và duy trì vệ quân Thăng Hoa ở đây.Tướng Chăm là Bô Trì Trì,chiếm vùng đất Panduranga (sách sử Việt gọi là Phan Lung) xưng làm vua của người Chăm xin nộp cống xưng thần và vua Lê Thánh Tông phong Bô Trì Trì làm vương đất Chăm (sách Toàn thư gọi là Chiêm Thành tức là vùng đất Phan Rang, Thuận Hải ngày nay). Vua Lê Thánh Tông cũng phong vương cho tiểu vương xứ Kauthara cư dân chủ yếu là người Ê Đê (sách Toàn thư gọi là Hoa Anh tức là vùng đất tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay) và nước Nam Bàn (sau này là hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá mà ngày nay là đất các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk tức miền đất Tây Nguyên) cư dân nòng cốt là người Jarai, là tộc người kết hợp giữa người Chăm Vijaya và người Ê Đê cổ. Bộ phận hoàng tộc Chămpa Vijaya trong quá trình lịch sử đã đồng hóa vào văn hóa bản địa Jarai.Những thông tin đầu tiên được biết đến về các vị tiểu vương và tiểu quốc của người Jarai này khi giáo sĩ Marini Romain ghi chép vào năm 1646 khi ông lên đây truyền đạo Công giáo.Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục:

Hai vị Thủy Vương và Hỏa Vương nước Nam Bàn, nước này có 50 làng lệ thuộc, trong đó có núi Bà Nam. Núi rất cao và lớn, làm trấn sơn cho một phươngThủy Vương ở về phía đông núi Bà Nam, còn Hỏa Vương ở về phía tây núi, có địa phận riêng và làm nhà gác bằng gỗ để ở, bộ hạ có đến mấy trăm người.Khi vua đi đâu thường cưỡi voi, có hơn chục người tùy tùng đi theo, đến làng nào thì đánh ba hồi chuông, dân làng đều ra, họ làm một cái lều tranh cho vua ở (vì kiên không vào nhà dân). Họ dâng lên vua những thứ như: nồi đồng, tấm vải trắng, hoặc một cây mía, một nải chuối chẳng hạn. Vua cứ việc nhận lấy các lễ vật ấy không nề hà gì. Thu nhận lễ vật cũng không ghi chép gì, xong thì nhà vua điHai Vương mặt đen và xấu nhưng vợ và thiếp thì người nào cũng có nhan sắc đẹp đẽ, họ đều bận xiêm áo của Chiêm Thành có xiêm hoa rực rỡ

Ghi chép của sử sách người Việt qua bộ Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn vào năm 1776, khi ông làm quan hiệp trấn ở Thuận Hóa, những ghi chép của Lê Quý Đôn cho thấy từ thế kỷ 17, các vị tiểu vương người Jarai đã triều cống chính quyền Đàng Trong thường xuyên.

Tới thế kỷ 19, khi soạn bộ Đại Nam thực lục, nhà Nguyễn đã có những thông tin về các tiểu vương này với những đồ cống của họ với nhà Nguyễn.

Henri Maitre, viên sĩ quan và là nhà nghiên cứu người Pháp trong công trình Les Jungles Moi (Rừng người Thượng) đã có những ghi chép chi tiết về sinh hoạt và đời sống của bộ tộc cũng như các vị tiểu vương ở đây, từ những nghiên cứu của mình ông đã gọi đây là tiểu quốc Jarai, mà trong sử Việt có nhắc tới là nước Nam Bàn.